Mụn nội tiết là gì? Các chuyên gia da liễu sẽ giải thích nguyên nhân khiến chúng ta bị mụn nổi tiết và gợi ý các phương pháp điều trị.

Mụn luôn là nỗi băn khoăn của mỗi chúng ta. Mụn đầu đen, mụn đầu trắng hay đôi khi nổi nốt mụn viêm… là chuyện bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, phụ nữ lại chịu thêm một nỗi khổ mang tên: mụn nội tiết.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN NỘI TIẾT?

Bác sĩ da liễu Samer Jaber của viện Da liễu Washington Square tại New York cho rằng mụn nội tiết thường xuất hiện ở phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi. Bác sĩ Jennifer MacGregor của viện Da liễu Laser Union Square giải thích, mụn nội tiết liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Bởi lẽ, vào thời điểm kinh nguyệt, lượng Estrogen và Progesterone trở nên mất cân bằng khiến cơ thể phản ứng gây ra mụn.

Ngoài ra, bác sĩ S. Manjula Jegasothy trong tạp chí Self đã chia sẻ rằng sự rối loạn hormone còn khiến da tiết ra nhiều dầu hơn, làm bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn. “Vào tuần đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormone Progesterone sẽ đạt ở mức cao nhất khiến da bạn trở nên tồi tệ nhất trong giai đoạn này”.

Theo American Academy of Dermatology (Viện Da liễu Mỹ) cho biết, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh cũng có khả năng “chịu” mụn nội tiết. Nguyên do là vì lượng hormone nữ trong giai đoạn này giảm gây mất cân bằng nội tiết trong cơ thể. Căng thẳng cũng là khiến chúng ta bị mụn nội tiết. Jennifer MacGregor cho biết: “Căng thẳng khiến tình trạng viêm da trở nên tồi tệ hơn, bao gồm cả mụn“.


Tuy nhiên, các bạn cũng không nên nhầm lẫn giữa các loại mụn thông thường và mụn nội tiết. “Nếu bạn sở hữu làn da dầu, vùng chữ T thường xuất hiện mụn (mụn trứng cá, mụn đầu đen, đầu trắng) thì đó không phải là mụn nội tiết” Jennifer MacGregor.

CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN NỘI TIẾT

Điều trị bằng các sản phẩm bôi lưu

Khi bị mụn, chúng ta thường dùng các sản phẩm trị mụn chấm trực tiếp lên các nốt mụn để điều trị. Nhưng theo Jennifer MacGregor cách làm như thế không đem lại hiệu quả triệt để. Cô chia sẻ: “Một trong những điểm nổi bật của mụn nội tiết là có khả năng kháng lại các phương pháp điều trị mụn thông thường. Vì vậy, phương pháp của chúng tôi khi điều trị mụn nội tiết là cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể”.


Mặc dù sử dụng các sản phẩm trị mụn không thể giải quyết triệt để mụn nội tiết nhưng các các sản phẩm đó sẽ giúp hỗ trợ điều trị không ít. Theo Samer Jabber, các sản phẩm chứa Retinol, chất kháng sinh, kháng viêm như Benzoyl peroxide hay Salicylic acid… cũng phần nào giúp điều trị mụn nội tiết. Nhưng Samer Jabber vẫn đồng tình với Jennifer MacGregor về việc điều trị dứt điểm chứng rối loạn nội tiết là phương pháp điều trị triệt để hơn cả.

Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng

Samer Janner cho rằng: “Tôi luôn nhắc nhở bệnh nhân về việc kiêng ăn đường và các chế phẩm từ sữa. Tôi tin chắc mụn nội tiết và sữa ít béo và đường có mối liên quan”. Những thực phẩm có đường như: Gạo trắng, khoai tây, bánh, kẹo, soda, thực phẩm chế biến sẵn… cũng nên được cắt giảm. Mặc dù Samer Janner nói rằng, phương pháp ăn kiêng như thế có thể hiệu quả rõ rệt với một số người, nhưng một số người thì không.

Jennifer MacGregor khuyên chúng ta nên ăn các thức ăn không chứa Gluten và chế phẩm từ sữa. Đối với việc bổ sung carbonhydrate cho cơ thể, cô cho rằng: “Chúng ta nên hấp thu carbonhydrate qua các món ăn có nguồn gốc từ tự nhiên như bí, khoai tây và cà rốt“. Bởi lẽ, chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng hormone trong cơ thể.

Điều trị bằng thuốc

Chúng ta cũng có thể cân bằng lại nội tiết tốt bằng thông qua việc sử dụng thuốc. Thuốc ngừa thai là một trong những liệu pháp cân bằng nội tiết phổ biến nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng thuốc tránh thai sẽ giải phóng ra Progestin. Cũng như đã nói ở trên, nếu lượng Progesterone quá cao sẽ khiến tình trạng mụn của bạn thêm tồi tệ. Vì vậy, Samer Janner cho rằng, nếu sử dụng thuốc tránh thai để cân bằng nội tiết thì loại thuốc đó nên có khả năng cân bằng cả Estrogen và Progesterone.


Ngoài ra, theo Jennifer MacGregor, chúng ta có thể sử dụng thuốc điều trị huyết áp Spironolactone để cân bằng nội tiết. Với liều lượng thấp Spironolactone giúp sản sinh hormone Androgen giúp điều trị mụn nội tiết. Cụ thể là, Spironolactone sẽ ngăn chặn sự tác động của Testosterone giúp giảm tình trạng mụn nội tiết.

Tuy nhiên, Samer Janner cũng cảnh báo chúng ta về tác dụng phụ của Spironolactone. Một số người sẽ có những phản ứng như: Chóng mặt, đau ngực, đi tiểu thường xuyên… khi sử dụng Spironolactone.

Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê Isotretinoin để điều trị cho bệnh nhân. Mặc dù Isotretinoin phát huy hiệu quả trị mụn với một số người, tuy nhiên lại trở nên “bất lực” với một số bệnh nhân. Vì vậy, Jennifer MacGregor khuyên chúng ta nên gặp bác sĩ riêng để bác sĩ có thể giúp bạn có phác đồ điều trị an toàn và hiệu quả.